Bộ môn Sinh học ứng dụng

17/05/2020 16:33:09 | Người đăng tin: tvquyen
Bộ môn Sinh học ứng dụng thuộc Khoa NN & PTNT được thành lập theo Quyết định số 23/ QĐ-ĐHKG, ngày 16 tháng 02, năm 2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Kiên Giang.

THÔNG TIN NHÂN SỰ

Hiện tại, Bộ môn có các giảng viên trình độ Tiến sĩ và Thạc sĩ thuộc chuyên ngành về Công nghệ sinh học, Sinh thái học.

  Thông tin cá nhân Chuyên môn

Nguyễn Thị Thu Hậu

Chức vụ: Phó Trưởng Khoa
Học vị: Tiến sĩ
DD: 0915.911.135
Email: ntthau@vnkgu.edu.vn

Lý lịch khoa học
 

Môn phụ trách:
. Cơ sở di truyền
. Sinh lý thực vật
Lĩnh vực nghiên cứu chính:
. Sinh lý thực vật
. Nuôi cấy mô
. Công nghệ sinh học y dược

Trịnh Thị Kim Bình


Chức vụ: Giảng viên
Học vị: Thạc sĩ
DĐ: 0919 939311
Email: ttkbinh@vnkgu.edu.vn
Lý lịch khoa học

Môn phụ trách:
. Sinh học đại cương NN

. Tế bào học

. Bảo tồn đa dạng sinh học

. Sinh thái thủy sinh vật.

. Phân loại giáp xác và Động vật thân mềm
Lĩnh vực nghiên cứu chính:
. Đa dạng sinh học và ứng dụng

. Giun đất và một số loài khác

Trần Việt Quyền

Chức vụ: Phó trưởng Bộ môn
Học vị: Thạc sĩ

tvquyen@vnkgu.edu.vn

Lý lịch khoa học

Môn phụ trách:
. Tin sinh học
. Anh văn chuyên ngành Công nghệ Sinh học
. Vi sinh vật học đại cương
Lĩnh vực nghiên cứu chính:
. Vi sinh vật trong bảo vệ thực vật
. Vi tảo (hướng đến nhiên liệu sinh học)

Vũ Thị Yến

Chức vụ: Giảng viên
Học vị: Thạc sĩ
DĐ:
Email: yencan2511@gmail.com
Lý lịch khoa học

Môn phụ trách:
. Virus học
. Sinh hóa
Lĩnh vực nghiên cứu chính:
. Sinh hóa
. Vi sinh thực phẩm và an toàn thực phẩm

Huỳnh Kim Yến

Chức vụ: Giảng viên
Học vị: Thạc sĩ (NCS)
DĐ:
Email: hkyen@vnkgu.edu.vn
Lý lịch khoa học

Môn phụ trách:
. Vi sinh vật công nghiệp

. Lên men thực phẩm

Lĩnh vực nghiên cứu chính:
. Hoạt tính sinh học in vitro và in vivo

. Vi sinh thực phẩm và môi trường;

. Hợp chất thiên nhiên

Trần Nguyên Chất

Chức vụ: Giảng viên
Học vị: Thạc sĩ
DĐ:
Email: tnchat@vnkgu.edu.vn
Lý lịch khoa học

Môn phụ trách:
. Nuôi cấy mô tế bào thực vật

. Chất điều hoà sinh trưởng

. Phương pháp phân tích vi sinh vật

Lĩnh vực nghiên cứu chính:
. Nuôi cấy mô tế bào thực vật

. Ứng dụng Chất điều hoà sinh trưởng thực vật.

. Ứng dụng vi sinh vật có ích

 

+ Đào tạo

Công nghệ sinh học là bộ môn tập hợp các ngành khoa học và công nghệ gồm: sinh học phân tử, di truyền học, vi sinh vật học, sinh hóa học, công nghệ học, nhằm tạo ra các quy trình công nghệ khai thác ở quy mô công nghiệp các hoạt động sống của vi sinh vật, tế bào động, thực vật để sản xuất các sản phẩm có giá trị phục vụ đời sống, lợi ích của con người đồng thời phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường … 
Học ngành công nghệ sinh học sinh viên được cung cấp những kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp như: vận hành các quá trình công nghệ trong nhà máy; nghiên cứu và sản xuất ở quy mô công nghiệp; tối ưu hóa quy trình sản xuất, sàng lọc và tìm kiếm các chủng enzyme mới đáp ứng cho yêu cầu sản xuất công nghiệp; phân tích sinh hóa, sinh học phân tử, vi sinh; ứng dụng kỹ thuật sinh học phân tử trong chẩn đoán bệnh người; công nghệ vật liệu mới sử dụng trong điều trị; nuôi cấy mô thực vật; nuôi cấy mô tế bào động vật; xử lý môi trường bằng biện pháp sinh học; chiết xuất và tăng biến dưỡng các hoạt chất thứ cấp; chuyển gene thực vật, phân tích đa dạng di truyền…
Tốt nghiệp ngành Công nghệ sinh học có thể làm việc ở các lĩnh vực: y dược (chuẩn đoán bệnh, chế biến thuốc, vaccine, chuẩn đoán bệnh bằng công nghệ di truyền, thụ tinh trong ống nghiệm, liệu pháp gen, công nghệ tế bào gốc,…); Môi trường (xử lí môi trường, đánh giá mức độ độc hại của sản phẩm, xử lí chất thải, bảo vệ môi sinh,…); Nông nghiệp (lai tạo, chuyển gen để sản xuất giống cây trồng mới, tạo các chế phẩm vi sinh làm thuốc thú y, thủy sản và phân bón), Công nghiệp (lên men công nghiệp, vật liệu sinh học, thuốc, chế biến); Tin – sinh học (genomics, proteomics, công nghệ protein…); Thực phẩm (công nghệ chế biến thực phẩm, công nghệ bảo quản các sản phẩm sau thu hoạch, các hệ thống quản lí chất lượng thực phẩm) … 
+ Nghiên cứu Khoa học: Nhận thức được tầm quan trọng của nghiên cứu khoa học đối với sinh viên, Bộ môn luôn khuyến khích và đẩy mạnh việc nghiên cứu khoa học của sinh viên. Các lĩnh vực nghiên cứu bao gồm:
Công nghệ sinh học Nông nghiệp – Môi trường. 
Công nghệ sinh học Công nghiệp.
Công nghệ sinh học Y dược.
Sinh viên tốt nghiệp có khả năng tư duy sáng tạo, năng động tiếp cận khoa học để giải quyết những vấn đề thực tiễn của ngành học. Từ việc tạo ra sản phẩm mới ở phòng thí nghiệm cho đến việc thực hiện nghiên cứu phát triển và đưa sản phẩm ra thị trường. 

CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC