Bộ môn Khoa học cây trồng trực thuộc Khoa Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn, Trường Đại học Kiên Giang. Bộ môn được thành lập vào ngày 18/10/2017 theo quyết định số 365/QĐ-ĐHKG của Hiệu trưởng trường Đại học Kiên Giang, nay được đổi tên thành Bộ môn Nông học.
THÔNG TIN NHÂN SỰ
Hiện tại, Bộ môn có tổng cộng 7 Giảng viên; trong đó 02 Tiến sĩ, 03 Thạc sĩ và 02 NCS thuộc chuyên ngành về Khoa học cây trồng, Bảo vệ thực vật, Phát triển nông thôn.
Hiện nay, bộ môn đang đào tạo trình độ đại học ngành Khoa học cây trồng và đang hoàn thiện hồ sơ mở ngành ĐH Nông học, ĐH Phát triển nông thôn. Bộ môn có hai tổ chuyên ngành về khoa học cây trồng và phát triển nông thôn.
Mục tiêu:
Chương trình đào tạo sẽ cung cấp cho sinh viên kiến thức về các lĩnh vực cây trồng, bảo vệ thực vật, phát triển nông thôn với mục tiêu cung cấp kiến thức áp dụng vào sản xuất, quản lý, nghiên cứu và ứng dụng khoa học.
Đào tạo kỹ sư Nông nghiệp có trình độ, khả năng nghiên cứu độc lập, phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm đối với công việc và sức khỏe tốt; có kiến thức khoa học cơ bản, kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp về lĩnh vực cây trồng, Bảo vệ thực vật, phát triển cộng đồng. Đồng thời bắt kịp với xu thế phát triển và đáp ứng được nhu cầu về con người lẫn trình độ khoa học trong lĩnh vực nông nghiệp.
Vị trí việc làm:
Kỹ sư Khoa học cây trồng, kỹ sư nông học có thể làm việc trong cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ thực vật và trồng trọt, cơ quan kiểm dịch thực vật và quản lý môi trường. Cơ sở đào tạo và nghiên cứu về nông nghiệp chuyên ngành về nông học: Các Trường Đại học, cao đẳng, các viện nghiên cứu sinh học, công nghệ sinh học, nông nghiệp và môi trường, các trung tâm giống cây trồng, các phòng thí nghiệm về cây trồng Cơ sở, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hoá bảo vệ thực vật và cây trồng.
Kỹ sư phát triển nông thôn: (1) Có khả năng làm việc ở các Sở, Ban, Ngành các tỉnh (thành phố): Sở nông nghiệp và PTNT, tổ chức khuyến nông, ban kinh tế-xã hội. (2) Làm việc tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, các viện nghiên cứu và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực nông nghiệp trong giảng dạy và nghiên cứu. (3) Làm việc tại các doanh nghiệp và nghiên cứu thị trường trong các cơ sở sản xuất liên quan đến nông thôn thuộc mọi thành phần kinh tế. (4) Có khả năng làm việc tại các tổ chức phi chính phủ (NGO) như: tổ chức Care, UNDP, IUCN ...
Ngoài ra sinh viên có thể tiếp tục học tập chương trình đào tạo bậc cao hơn (thạc sĩ, tiến sĩ) trong lĩnh vực Cây trồng , công nghệ sinh học, phát triển nông thôn, nông học và các ngành khác tương đương. Thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu về khoa học cây trồng, bảo vệ thực vật, công nghệ sinh học…
CHUYỂN GIAO KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- Tập huấn nông dân, cán bộ khuyến nông và cán bộ quản lý kỹ thuật địa phương về phát triển kỹ thuật có sự tham gia; phương pháp nghiên cứu khoa học, xây dựng và quản lý dự án cấp cộng đồng;
- Xây dựng các mô hình thí điểm thích nghi, phát triển và nhân rộng kỹ thuật có sự tham gia;
- Sử dụng hệ thống hỗ trợ quyết định để đánh giá, phân tích và qui hoạch sử dụng đất nông nghiệp.